Công việc khảo sát địa chất công trình thay đổi theo nhiệm vụ bao gồm việc lập bản đồ các yếu tố địa chất, khảo sát địa chình lập bản đò địa hình địa vật các chi tiết trên mặt đất. Và thời gian làm việc hầu hết là ngoài công trường và chúng ta vẫn thỉnh thoảng bắt gặp họ trên những con đường đang dùng dụng cụ đo đạc, đánh số.
Ngành khảo sát địa chất công trình
Những người ký sư làm khảo sát địa chất công trình đa phần sẽ được học tốt nghiệp từ ngành trắc địa có khả năng nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới vào công việc như là hệ thống địa lý GIS, kỹ thuật định vị bằng vệ tinh, công nghệ xử ký ảnh..phân tích những thông tin đặc điểm địa lý, vật lý của trái đất và môi trường xây dựng để ứng dụng vào sự phát triển kinh tế xã hội như là quy hoạch thành phố, quản lý đất đai sử dụng đất, thi công và quan trắc.
Ngoài ra trong các công trình lớn như là mỏ than thì cũng không thể thiếu đi sự có mặt của kỹ sư trắc địa. Bởi vì trong hầm mỏ luôn có những biến động mà không thể lường trước được, sự biến thiên của lòng đất đòi hỏi người kỹ sư phải tìm hiểu, phân tích để có các phương án an toàn. Hầm mỏ là một công việc vô cùng nguy hiểm.
Ngành khảo sát địa chất công trình nghiên cứu và đánh giá tai biến của địa chất, phát hiện các nguy cơ sụt lún đi trước tìm hiểu và đánh giá thực chất của môi trường địa chất. Vì vậy người làm khảo sát địa chất công trình cần phải quan tâm trực tiếp đến chất lượng công trình mà quan sát đòi hỏi các đơn vị thi công phải nỗi lực để tránh những sự cố có thể gây tổn thất cho công trình và người dân.
Sinh viên sau thi tốt nghiệp ngành trắc đại có thể làm việc tại các cơ quản khảo sát địa chất, khảo sát địa hình, bộ tài nguyên và môi trường, bộ thủy lợi các công ty khảo sát xây dựng. Cho dù là có khó khăn vất vả nhưng khi đã chọn một nghề thì chúng ta cần phải vượt qua để đi tận cùng đến đam mê đó.
Lý do phải khảo sát địa chất địa hình
Trước khi quyết định xây dựng một dự án nào đó thì đầu tiên người ta phải tiến hành khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa hình nhằm:
- Đánh giá mức độ thích hợp của địa hình và môi trường đối với dự án dự kiến xây dựng
- Thiết kế và chọn các giải pháp tạo nền móng cho công trình
- Đề xuất các phương án thi công hiệu quả nhất và dự đoán các trở ngại phát sinh trong thời gian xây dựng.
- Xác định biến đổi của môi trường, ảnh hưởng của các biến đổi công trình tới công trình lân cận.
- Đánh giá an toàn của các công trình có trước, thiết kế nâng cấp công trình hiện có