Điều chỉnh chính sách về Luật xây dựng đảm bào chất lượng nhà ờ riêng lẻ

Hiện nay, không ít những ngôi nhà ở cá nhân không ngừng xuống cấp, xuất hiện các vấn đề, nghiêng, lún gây ảnh hưởng đến những nhà ở lân cận, những con đường được mở rộng các phương tiện có tải trọng lớn không ngừng qua lại khiến chất lượng nhà xuống cấp nhanh chóng, địa chất xung quanh bị ảnh hưởng không nhiều cũng ít.

Do vậy, thông tư mới được cập nhật vào luật xây dựng cụ thể là thông tư 10/2014/TT-BXD bổ sung thêm một số nội dung về chất lượng xây dựng các nhà ở cá nhân chính thức có hiệu lực từ ngày 20/10/2014. Thông tư nêu rõ ràng, những nhà thiết kế 2 tầng trở xuống thì chủ nhà có thể tự thực hiện khảo sát nếu có kinh nghiệm, hoặc thuê thiết kế nhưng đối với những nhà ờ trên 2 tầng thì bắc buộc phải được thẩm tra thiết kế.

Quy định về thiết kế và khảo sát xây dựng nhà ở

Những ai được đào tạo qua trường lớp trong ngành xây dựng và thiết kế chắc hẳn cũng biết rằng việc khảo sát địa chất công trình có ý nghiệm đặc biệt quan trọng trong công tác thiết kế xây dựng hạng mục móng công trình. Trước đây, trong Luật xây dựng đã ban hành những công trình nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2, 1 lầu – 1 trệt thì chủ nhà có thể tự thục hiện khảo sát nếu có kinh nghiệm và tự mình chịu trách nhiệm với chất lượng công trình. Đối với những công trình có diện tích đất sàn trên 250m, những công trình trên 2 tầng, hoặc công trình xây dựng trên nền đất có tiền sử khảo sát ở những công trình được xây dựng trước đó là nền đất yếu thì bắt buộc phải thuê đơn vị có thẩm quyền, đủ năng lực theo quy định của Pháp luật để tiến hành khoan địa chất, thu thập thông tin và tổng hợp kết quả báo cáo cụ thể, bản kết quả khảo sát sẽ là hồ sơ để chủ nhà xin giấy phép xây dựng.

coc_khoan_nhoi

Trong những trường hợp phổ biến thường thấy như trường hợp những công trình nhà ở xây dựng ở khu vực nông thôn là nhà mái sàn có kết cấu đơn giản với diện tích trên 250m2 cũng không buộc phải lập bản khảo sát địa chất, lập bản thiết kế nhưng vẫn được khuyến khách thuê tổ chức, chủ thầu có đủ điều kiện năng lực để đảm nhiệm giám sát và xây dựng công trình.

Đối với những công trình nhà ở trên 7 tầng thì chủ nhà phải lên các cơ quan có chính quyền địa phương trình bày các hồ sơ cần thiết như bản thiết kế xây dựng, bản thuyết trình khảo sát địa chất,… để thẩm tra thiết kế theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và thông tư 13/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng để thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.

Theo quy định ban hành cùng thời điểm, trước khi thi công công trình chủ nhà phải chủ động liên hệ với các chủ công trình liền kề để kiểm định chất lượng và hiện trạng các công trình, ghi nhận các hư hại của các công trình liên kề (nếu có). Trong quá trình thi công công trình, những công trình lân cần có dầu hiệu bị nứt, sụp lún hoặc thấm, dột do bị ảnh hưởng của công trình đang xây dựng. Chủ công trình phải nhân chống phối hợp với chủ nhà để tìm giải pháp khắc phục, và giải quyết mâu thuẫn nếu có. Trong trường hợp không thể hòa giải thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.

coc_cong_trinh_xay_dung

Như vậy, thông tư số 10/2014/TT-BXD đã đặt ra nhiều quy định chặc chẽ hơn trong việc xây dựng nhà ở riêng lẻ, tạo tiền đề cho sự thống nhất trật tự xậy dựng về sau. Theo luật xây dựng ở nhiều quốc gia, tất cả các công trình xây dựng nhà ở dù lớn hay nhỏ thì chủ nhà cũng phải xin giấy pháp xây dựng. Ở Việt Nam chúng ta thì vẫn chưa thực hiện được điều này, việc người dân xây dựng nhà không giấy phép, tự phát khá nhiều. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng nhà ở mà còn phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực. Với những thông tư mới được ban hành kỳ vọng sẽ đưa công tác quản lý xây dựng đi vào nề nếp.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn vào đây