Trong công tác khoan địa chất Đối với tất cả các lỗ khoan sau khi đã được nghiệm thu, đều phải được lấp hoàn lại để:

1. Bảo đảm giữ nguyên hoặc hạn chế các biến đổi về tính chất và trạng thái của địa tầng, về các trạng thái thủy nhiệt trong các lớp đất.

2. Bảo đảm an toàn trong sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương.

3. Bảo đảm tính ổn định cho công trình đã và sẽ xây dựng sau này trong khu vực có lỗ khoan.

4. Nếu trong bản đề cương khoan không có yêu cầu đặc biệt thì sau khi khoan xong một lỗ khoan cần tiến hành lấp lỗ theo các quy định sau:

4.1. Dùng loại đất tương đương với loại đất của từng lớp đất trong lỗ khoan để lấp, riêng đối với phần lỗ khoan qua đá, dùng đất sét hoặc đất sét pha nặng để lấp;

4.2. Khi lấp bằng đất dính, phải đập nhỏ hoặc viên đất thành hòn có cỡ to bằng 1/2-1/3 đường kính lỗ khoan.

4.3. Phải trả dần vật liệu lấp lỗ vào lỗ khoan từng mét một rồi kích ống vách lên cũng từng mét một cho đến khi lấp hết lỗ;

4.4. Không được đổ đất ào vào lỗ khoan để tránh làm tắc lỗ.

5. Sau khi đã lấp lỗ khoan xong phải ghi vào sổ kỹ thuật. Trường hợp trong đề cương khoan có yêu cầu lấp lỗ đặc biệt thì sau khi lấp lỗ khoan xong phải lập biên bản theo mẫu ở phụ lục 10.

6. Trong quá trình lấp lỗ khoan phải thường xuyên theo dõi, ghi chép vào nhật ký khoan về độ sâu, nguyên liệu, bề dầy của lớp đất lấp lỗ.

7. Đối với các lỗ khoan sau khi khoan xong còn phải lưu lại để thu thập số liệu (như quan trắc mực nước, bơm hút nước, thí nghiệm v.v…) đều phải làm nắp đậy có khóa để bảo vệ lỗ khoan.

 

 

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn vào đây