
Nhiệm vụ của khoan địa chất công trình
Để đạt được các mục đích trên cần phải xác định được sự phân bố theo không gian của các lớp đất đá và tính chất cơ lý của chúng qua các lỗ khoan khảo sát , công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT ,công tác phân tích mẫu trong phòng. Ngoài ra trong quá trình khảo sát cần phải tiến hành quan trắc xác định sự xuất hiện và ổn định của nước ngầm trong khu vực khảo sát , nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó với công trình.
Điều kiện tự nhiên tại TPHCM
1. Đặc điểm khí hậu
Thành Phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực có khí hậu cận nhiệt đới gió màu nóng ẩm và mưa nhiều .trong năm khí hậu được chia ra làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng năm đến tháng 11 với lượng mưa trong tháng lớn hơn 100mm.mùa khô từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau với lượng mưa trong tháng thường nhỏ hơn 100mm. nhiệt độ không khí trung bình khá cao và ổn định trong cả năm .nhiệt độ cao nhất 30,1 độ C và thấp nhất 26,6 độ C.nhiệt độ ban ngày từ 26 đến 34 độ C, ban đêm từ 16 đến 22 độ C, lượng mưa hàng năm lớn ,lượng mưa trung bình nhiều năm là 1946,5mm.lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa và chiếm 90% lương mưa cả năm .
Kết quả phân tích của đài khí tượng Tân Sơn Nhất co số liệu như sau :
Độ ẩm tương đối cao ,cao nhất từ 94 đến 95% ,thấp nhất từ 68-71%, trung bình là 78-79%.
Lượng bốc hơi lớn , lượng bốc hơi hàng năm thay đổi từ 1075,4 – 1738,4 mm.
Lương bốc hơi cao nhất vào tháng 3 và 4 thay đổi từ 140,3 đến 161,2 mm, nhỏ nhất vào tháng 9 và tháng 10 thay đổi từ 55,0 đến 60,0 mm.
2. Đặc điểm địa hình
Khu vực xây dựng công trình nằm trong vùng đồng bằng tích tụ xâm thực .địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 1 đến 5 m . điều kiện thoát nước tự nhiên không thuận lợi , dễ bị ngập nước do mưa và thủy triều.
3. Đặc điểm về thủy văn
Theo tài liệu địa chất thủy văn khu vực ,trên diện tích khảo sát có 5 tầng chứa nước ,từ trên xuống là Pleistocen giữa trên (qp2-3 ) ,Pleistocen ( qp1 ), Pliocen trên (n22 )Pliocen dưới (n21 ),Miocen trên ( n13), taang chứa nước trên cùng Pleistocen giữa trên (qp2-3 ) có ảnh hưởng trực tiếp đến nền móng công trình. Đây là tầng chứa nước áp lực yếu , từ trên mặt đến độ sâu 30:35m là lớp cách nước yếu với thành phần bột cát ,bột sét. Bên dưới là lớp chứa nước có thành phần các hạt mịn đến thô chứa ít sỏi thạch anh. Vào thời gian khảo sát (……….) mực nước quan sát trong hố khoan thay đổi từ 8,54 đến 9,05 mét.
4. Địa hình khu vực chung
Cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu là yếu tố quan trọng của điều kiên DCCT và được xem như nền cơ bản của các điều kiện khác .trên quan điểm địa chất công trình ,cấu trúc địa chất của thành phố HCM được chia làm 3 tầng cấu trúc : tầng cấu trúc trên , tầng cấu trúc giữa và tầng cấu trúc dưới.
– Tầng cấu trúc trên
Tầng cấu trúc trên bao gồm các trầm tích thuộc thành tạo trầm tích Holocen là hệ tầng bình chánh và hệ tầng cần giờ .
Nhìn chung, các hệ tầng trầm tích hệ tầng cần giờ đều là đất yếu, chứa một lượng đáng kể vật chất hửu cơ và hàm lượng của nó liên quan mật thiết với nguồn gốc thành tạo, thấp nhất là trong trầm tích nguồn gốc sông biển, kế đó là các trầm tích có nguồn gốc đầm lầy biển và đầm lầy nông.
– Tần cấu trúc giữa
Tầng cấu trúc giữa xem xét từ trẻ đến cổ gồm các trầm tích sau :
Các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn phân bố hầu hết diện tích của thành phố và lộ ra trên các khu vực có độ cao trên 5m trở lên, phần còn lại bị phủ bởi các trầm tích có tuổi Holocen. Ở thành phố HCM các trầm tích thuộc thành tạo này có nguồn gốc khác nhau từ sông, sông – biển ,biển.
+ các thành tạo trầm tích Pleistocen giữa – muộn phủ lên trên hầu hết diện tích của thành phố , nhưng chỉ lộ ra trên các đồi cao 20 đến 40 mét ở thủ đức ,quận 9, 10 đến 20 m ở củ chi.
+ các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn, Pleistocen sớm phân bố khắp diện tích thành phố ,bề mặt mái của của hệ tầng này chìm sâu từ một vài mét ở khu vực tây bắc củ chi ,20 45 mét ở khu vực hốc môn – khu nội thành , 34 đến 84 mét ở khu cần giờ ,thành phần thạch học là sét bột.
+ các thành tạo Pliocen sớm không lộ ra trên mặt đất ,chúng được thầy hầu hết trong lỗ khoan sâu trên diện tích thành phố , bao gồm các trầm tích gắn kết yếu tương ứng với hệ tầng nhà bè.
+ các thành tạo trầm tích Miocen muộn mới phát hiện và được nghiên cứu chi tiết với tên là hệ tầng bình trưng ở đáy lỗ khoan 820, phường bình trưng ,quận 2.
– Tần cấu trúc dưới
Tầng cấu trúc dưới bao gồm các đá trầm tích tuổi jura sớm ,các đá trẩm tích – núi lữa tuổi jura muôn- kreta sớm, các đá xâm nhập kreta sớm. các đá này lộ ra trên diện tích không lớn ở Long Bình, ,quận 9, ,giồng chùa ,huyện cần giờ.
Trên phần lớn diện tích chúng bị phủ bởi các trầm tích Kainozoi dưới độ sâu 40-60m ở quận thủ đức ,60 đến 120m ở quận 9, 140 đến 200 ở củ chi,220 đến 240m dọc theo dải gò vấp – cần giờ và 250 đến 320 mét dọc theo dãi đồng bằng phía tây thành phố từ thái mỹ huyện củ chi cắt qua tân túc huyện bình chánh.