Xây dựng nền móng yêu thiết kế nhà yếu cũng vô nghĩaThông thường khi xây dựng nhà ở chủ nhà luôn chỉ quan tâm đến số tiền đầu tư để xây cất nhà ở mà giao hòa toàn công việc xây nhà cho nhà thầu xây dựng, hoàn thành xong căn nhà như bản vẽ như thế đã hài lòng, tiếp đến công việc của chủ nhà chỉ việc là trang trí thêm lộng lẫy. Mà bản thân lại ít khi biết được cả ngôi nhà đều nằm hết trên nền móng.

Nền móng không ổn định thì nhà đẹp cũng coi như bỏ đi, sẽ như thế nào khi một căn nhà vừa mói xây xong, thậm chí là chưa xong mà đã có dấu hiệu lún, nghiêm, các chân từng dần xuất hiện các vết nứt và không ngừng khéo dái lên đến tận nốc.

Nền móng công trình là gì và nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong các công trình. Cụ thể như thế nào, cùng đội thi công khảo sát địa chất chúng tôi cùng tìm hiểu trong bài viết lần này.

Nền móng công trình là gì?

Móng của một công trình là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm bên dưới công trình chúng là phần tiếp xúc giữa bề mặt công trình và lớp đất đá, nền là phần nằm trên hạng mục móng, nhiều công trình không cần xây dựng nền cụ thể như, cầu, đập nước… Hạng mục móng đóng vai trò chịu tải chính của toàn bộ công trình, đảm bảo sự chắc chắn của công trình

Móng công trình được phân thành bao nhiêu loại

Móng công trình cũng như một chân đế, kích thước, hình dạng của mòng sẽ phụ thuộc vào đặc tính của từng loại công trình, cụ thể phụ thuộc vào tải trọng của công trình cũng như diện tích xây dựng công trình. Bên cạnh đó thiết kế công trình còn cần phải phụ thuộc vào điều kiện địa chất, đất mền yếu thì phần móng phải được cấm sâu xuống đất và sẽ có dạng phình to rông, bao phụ gần như toàn bộ diện tích xây dựng công trình.

Móng công trình có nhiều loại; cơ bản với các nền móng như móng đơn, móng bè, móng cọc và móc băng… ngoài ra còn một vài loại móng đặc thù. Tùy thuộc vào công trình thi công và khả năng chịu tải của đất mà nhà thiết kế sẽ tiến hàng tính toán và thiết lập nền móng phù hợp đảm bảo chất chắn và an toán.

Sẵn đây chúng tôi cũng xin nói thêm một vài kiến thức cơ bản. Để có thể xác định được chính xác được tính chất địa chất của khu đát thi công, thì cần phải tiến hành công tác khoan địa chất, lấy mẫu đá đá để phân tích, diện tích thi công trình càng lớn thì cần khoan nhiều mũi khoan để khảo sát.

Phân loại móng

– Móng đơn: là móng chỉ nằm dưới một cây cột độc lập hoặc một cụm cột đứng sát nhau và có tác dụng chịu và tản lực chịu tải cho các cây cột.

– Móng băng: là một dạng móng dài nối liền với nhau có thể độc lập thành từng dãi hoặc cũng có thể giao nhau. Đặc tính của loại móng này là có độ nông, các mòng được xây dựng bằng cách tận dụng các hố đào trần, chiều sau chôn mòng thường không đến 3m, dùng để đỡ tường hoặc các hàng cột.

– Móng bè: Giống như một nhà bè nuôi cá ở các vùng nước nổi, móng bè là loại móng trải rộng bên dưới toàn bộ diện tích thi công để giảm lực chịu tải cho đất nền. Đây cũng thuộc nhóm móng nong, áp dụng cho những nơi có nền đất yếu.

– Móng cọc: loại móng có hình dạng như móng đơn nhưng được thiết lập thêm cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống tận sâu đến tận lớp sở đá bên dưới. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Ngày nay thường sử dụng cọc nhồi bê tông.

ĐỂ LẠI MỘT TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn vào đây